Tập trung là chìa khóa dẫn đến thành công. Thế nhưng, ngày nay thật khó để tập trung vào công việc khi chúng ta luôn bị tác động bởi môi trường xung quanh: Làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, bị phân tâm bởi mạng xã hội, lượng tin tức choáng ngợp và hiện tượng Zapping ngày càng phổ biến (biết nhiều thứ nhưng chỉ ở mức độ hời hợt), khối lượng công việc quá tải làm ta mệt mỏi, kiệt sức,… Làm thế nào để cải thiện khả năng tập trung và nâng cao hiệu suất công việc? Một số cách bạn có thể tham khảo và lựa chọn để áp dụng riêng cho mình:
Danh sách công việc cần làm (To Do List)
Một phương pháp không hề mới có thể bạn sẽ cần nó. Đó là, hãy viết ra những công việc cần làm (To Do List). Bằng cách đó bạn sẽ luôn biết được mình cần làm những gì và không bị quên, nhất là với những việc có nhiều chi tiết nhỏ.
Trong một số lĩnh vực, việc liệt kê những công việc cụ thể sẽ cực kỳ hữu ích. Bạn có thể áp dụng khi thấy cần thiết.
Nếu bạn không thích To Do List, bạn hãy thử liệt kê những công việc đã hoàn thành. Sau một ngày làm việc, tôi tin rằng bạn nhìn vào danh sách các công việc đã hoàn thành bạn thấy tự hào hơn là nhìn vào To Do List mà ở đó còn một đống việc chưa làm xong.
Đặt mục tiêu theo quy tắc SMART
Specific (tính cụ thể): Bạn sẽ làm gì để đạt được mục tiêu của mình?
Measurable (tính đo lường): Bạn theo dõi tiến độ công việc như thế nào?
Achievable (tính khả thi): Bạn có thể hoàn thành công việc trong khoảng thời gian mình đặt ra không?
Relevant (tính thực tế): Những gì đang làm có phù hợp với mục tiêu không?
Timely (Giới hạn thời gian): Khi nào bạn cần hoàn thành mục tiêu?
Tạo không gian xanh
Nơi làm việc với nhiều cây xanh tạo nên một không gian xanh có thể làm tăng năng suất làm việc của bạn. Sự xuất hiện của cây xanh làm tăng mức độ hài lòng tại nơi làm việc. Vì thế, bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe để trang trí nơi làm việc thêm xanh mát.
Một nơi làm việc với nhiều cây xanh thúc đẩy, rèn luyện sự tập trung vào công việc của nhân viên bằng cách giúp tăng khả năng nhận thức, cảm xúc và thể chất khi làm việc.
Cặn chú ý
Bạn phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc, việc nào quan trọng làm trước, không quan trọng thì làm sau. Ví dụ: Sáng sớm bạn đọc tin tức giật gân, một vụ đánh nhau, hay một tin động trời,.. thì khi chuyển sang công việc chính nó vẫn còn dư âm (Cặn chú ý) của công việc trước đó, nó sẽ không hết ngay và do đó nó sẽ ảnh hưởng tới công việc quan trọng của bạn.
Hãy làm một việc duy nhất trong một thời điểm
Khi tâm trí bắt đầu làm việc đa nhiệm (multi-task), chúng ta sẽ mất nhiều năng lượng và bị phân tán tư tưởng trong lúc đang làm. Trong khi đó, nếu chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất (single-task), chúng ta có thể tăng hiệu suất làm việc lên rất nhiều so với làm nhiều công việc một lúc.
Không chỉ vậy, chúng ta cũng rèn luyện tính cam kết của não bộ để hoàn thành nhiệm vụ. Thay vì làm việc đa nhiệm, hãy cố gắng sắp xếp thứ tự ưu tiên và hoàn thành từng công việc một.
Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm nhiều nhất có thể
Chúng ta luôn luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc. Chẳng hạn như, môi trường xung quanh ồn ào, khi làm việc với máy tính mở quá nhiều tab không liên quan trên trình duyệt, những thông báo liên tục từ các ứng dụng sẽ thu hút sự chú ý và khiến não bộ bắt đầu làm việc đa nhiệm. Và ngay cả việc để điện thoại trong tầm mắt cũng là một nguyên nhân gây xao nhãng.
Để tập trung hoàn toàn vào công việc, bạn hãy tạm thời cất điện thoại, tắt những trình duyệt, ứng dụng, email không cần thiết để tạo ra một môi trường làm việc và thời gian tối ưu nhất hoàn thành công việc ưu tiên.
Đặt thời gian tập trung & nghỉ ngơi
Chia nhỏ thời gian để làm việc, bạn có thể đặt một khoảng thời gian cần tập trung, có thể là 25 phút, 40 phút,… tùy theo khả năng của mỗi người, sau đó nghỉ 5 phút, 10 phút. Cứ lặp đi lặp lại như vậy một cách đều đặn bạn sẽ thấy tiến độ công việc và học tập rất hiệu quả.
Hãy thử một chút Café
Nhiều người thích bắt đầu ngày mới bằng một tách Cafe, để có tinh thần sảng khoái, vui vẻ cho một ngày làm việc hiệu quả. Bạn có thể dùng đồ uống khác có chứa Caffeine như trà xanh, cacao,… Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng các loại đồ uống này, đặc biệt là lúc bụng đói vì nó sẽ khiến bạn bồn chồn, lo lắng và khó tập trung.
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Điều này là hiển nhiên. Ăn 3 bữa mỗi ngày theo nguyên tắc “Bữa sáng ăn no, bữa trưa ăn đủ và bữa tối ăn ít” và các bữa phụ khác nếu có thể, ăn nhiều loại carbohydrate, thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, cùng các loại rau và trái cây trong chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn uống điều độ và đúng cách để duy trì sức khỏe tốt.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục không chỉ có lợi cho cơ thể, nó có có tác dụng tăng cường “sức khỏe” cho não bộ – thứ giúp bạn suy nghĩ và tập trung. Nhiều người quá bận rộn để có thể dành một chút thời gian thể dục mỗi ngày, nhưng có lẽ họ nên suy nghĩ nghiêm túc về việc đó nếu muốn có khả năng tập trung tốt hơn.
Tập thể dục thường xuyên có hiệu quả kích thích tạo ra một chất trong não bộ giúp cải thiện bộ nhớ và các chức năng khác của não bộ.
Ngủ ngon, ngủ đủ giấc
Thói quen này chẳng có gì đặc biệt và cũng chẳng có gì khó để thực hiện cả. Nếu bạn mất ngủ có thể gây ra những triêu chứng mất tập trung kéo dài và thậm chí là cả suy nhược cơ thể. Vậy nên hãy cố gắng thưởng cho mình những giấc ngủ êm ái sau một ngày làm việc vất vả nhé.
Theo Giáo sư Anh-tẹc-nét