Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp để du học. Sau một thời gian cô phát hiện: Phương tiện công cộng ở đây hoàn toàn tự giác, các bến xe không có cửa soát vé, cũng không có người soát vé.
Cô vô cùng tự mãn, từ đó thường xuyên trốn vé, cô còn tự tìm cho mình lý do: Mình là sinh viên nghèo, giảm được chút nào hay chút ấy.
Sau 4 năm du học cô đạt được tấm bằng loại giỏi. Tràn đầy tự tin, cô đến các công ty lớn để xin việc. Nhưng không hiểu lý do gì họ đều từ chối cô. Thất bại liên tiếp khiến cô vô cùng tức tối. Cô nghĩ những công ty này phân biệt chủng tộc, không nhận người nước ngoài.
Cuối cùng cô đến phòng nhân sự của một công ty nọ, yêu cầu họ một lời giải thích. Kết quả, ban giám đốc đưa ra lý do thật bất ngờ:
Thưa cô, chúng tôi không hề phân biệt chủng tộc, ngược lại chúng tôi rất coi trọng cô. Xét về năng lực, cô là người mà chúng tôi tìm kiếm.
Vậy sao ngài không tuyển dụng tôi?
- Chúng tôi đã kiểm tra lịch sử tín dụng của cô, và phát hiện cô đã 3 lần bị phạt tiền vì tội trốn vé.
- Tôi không phủ nhận điều đó nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này mà các ông bỏ lỡ một nhân tài như tôi sao?
- Chuyện nhỏ? – Chúng tôi cho rằng đó là chuyện nhỏ. Lần đầu cô trốn vé là đến đất nước tôi 1 tuần. Nhân viên kiểm tra nghĩ cô chưa hiểu việc thu vé tự giác. Nên cho phép cô mua vé lần nữa nhưng sau đó cô tiếp tục trốn vé thêm 2 lần nữa.
- Khi đó trong túi tôi không có tiền lẻ.
- Tôi không thể chấp nhận lý do này được. Tôi tin trước khi bị bắt, cô đã trốn hàng trăm lần rồi.
- Đây không phải là tội chết, tôi sửa được mà.
- Chuyện này chứng tỏ 2 điều: Một, cô là người không coi trọng quy tắc. Cô lợi dụng lỗ hổng trong quy tắc và dùng nó. Hai, là cô không xứng đáng được tin tưởng. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi không lắp đặt các thiết bị giám sát. Chúng tôi dựa vào tin tưởng để vận hành. Vì vậy chúng tôi không thể tuyển dụng cô. Tôi cũng chắc chắn rằng, không chỉ đất nước tôi mà cả Châu Âu – Không có công ty nào muốn tuyển cô đâu.
- Thì ra là thế…
Cô tỉnh ngộ ra, lòng vô cùng hối hận. Cô nhớ mãi lời nói cuối cùng của vị giám đốc: Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ. Trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.
Đạo đức là nền tảng cơ bản, là nhân cách của một con người. Một người ưu tú tới đâu nhưng nhân cách có vấn đề cũng không được người khác trọng dụng. Vì lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc, chắc chắn tiền đồ sẽ bị hủy hoại. Đạo đức và nhân phẩm là 2 điều quý giá nhất. Tài giỏi đến đâu không có đạo đức cũng vô dụng
Theo giáo sư internet